
Một đoạn đường thuộc xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, bị lũ cuốn khiến nhiều hộ dân bị cô lập hoàn toàn, ngày 31.5.2022
Điển
hình, từ ngày 10.5 đến sáng 15.5, tại khu vực miền núi phía Bắc như:
Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên đã xảy
ra mưa lớn từ 100-250mm, một số trạm có mưa rất lớn như: Đảo Cái Chiên
(Quảng Ninh) 304mm, Dương Huy (Quảng Ninh) 303mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh)
299mm, Lộc Bình (Lạng Sơn) 268mm, Thượng Quan (Bắc Kạn) 266mm, Đình Cả
(Thái Nguyên) 237mm, Bình Liêu (Bắc Giang) 223mm.
Mưa
lớn tập trung trong ngày 10.5 đã gây lũ trên thượng lưu các sông suối,
ngập lụt ven sông, sạt lở đất mái dốc, đường giao thông tại các địa
phương, trong đó mực nước sông trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
ở mức báo động 2, một số sông trên mức báo động 3.
Từ
ngày 22-24.5, từ khu vực Bắc Bộ đến Nghệ An có mưa 100-300mm, riêng các
tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa
Bình, Hà Nội, Thanh Hóa có mưa rất lớn từ 300-550mm. Đặc biệt, tại Tam
Đảo (Vĩnh Phúc) mưa 925mm, tính riêng ngày 23/5 mưa 464 mm là lượng mưa
ngày lớn nhất trong 60 năm qua; Quân Chu (Thái Nguyên) 675mm; Vĩnh Yên
(Vĩnh Phúc) 505mm; Kiến Thiết (Tuyên Quang) 540mm; Việt Quang (Hà Giang)
542mm.
Mưa
lớn đã gây ngập lụt cục bộ tại nhiều khu vực trũng thấp, sạt lở một số
nhà dân, ách tắc đường giao thông, đặc biệt ngập úng tại các đô thị như
Hà Nội, Vĩnh Yên và Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bắc Ninh (Bắc Ninh).
Trong
các ngày 29.5 đến sáng 31.5, thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên đã có
mưa cường suất rất lớn, gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực nội thành Hà
Nội, cụ thể: Láng (Hà Nội) 132mm/2 giờ (từ 14-16 giờ ngày 29/5), Nam Hòa
(Thái Nguyên) 302mm/5 giờ (từ 20 giờ ngày 30/5 đến 1 giờ 31.5).
Thiên
tai trong tháng 5.2022 đã làm 35 người chết, mất tích, 15 người bị
thương; 24 nhà sập, 738 nhà hư hỏng, tốc mái, 3.078 nhà ngập; 55.725 ha
lúa, hoa màu, 2.375 ha cây trồng khác thiệt hại; 49.434 con gia súc, gia
cầm bị chết, cuốn trôi; 150 lồng bè và hơn 1.210 ha nuôi trồng thủy sản
thiệt hại. Ngoài ra, thiên tai còn làm nhiều kè, kênh mương, bờ sông,
bờ biển sạt lở... Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 483 tỷ đồng.
Thiên
tai từ đầu năm 2022 đến nay đã làm 61 người chết, mất tích; 35 người bị
thương; 121 nhà sập; 2.372 nhà hư hỏng, tốc mái; 166.452ha lúa, hoa màu
ngập úng, thiệt hại; 17.439 con gia súc, 42.293 con gia cầm bị chết;
299 ghe, thuyền bị chìm, hư hỏng; 3.601 ha diện tích nuôi trồng thủy
sản, 8.723 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 26 cầu tạm bị cuốn
trôi; sạt lở 23 km đường giao thông; 463.330m3 đất đá sạt lở. Thiệt hại
về kinh tế ước khoảng 3.875 tỷ đồng.
Cũng
theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng
chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xảy ra 70 trận mưa lớn,
74 trận dông lốc, 24 vụ sạt lở bờ sông, 107 trận động đất và 2 đợt rét
đậm, rét hại.
Nhận
định về diễn biến thời tiết trong thời gian tới, Trưởng phòng Dự báo
thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Trần Quang Năng
cho biết, trong năm 2022, do ảnh hưởng của La Nina (Hài Đồng nữ - là sự
xuất hiện lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương) nên
nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán
hơn năm 2021, đặc biệt là mùa mưa bão sắp tới. Mưa lớn có thể tập trung
nhiều ở những tháng cuối năm; nhiều cơn bão có khả năng có quỹ đạo và
cường độ bất thường.
"Thời
điểm này đang là thời kỳ bước vào mùa mưa ở các tỉnh, thành phố khu vực
Bắc Bộ, do vậy trong thời gian tháng 6-7.2022, mưa lớn ở các tỉnh,
thành phố khu vực Bắc Bộ vẫn tiếp diễn. Chính quyền các cấp và người dân
cần tiếp tục đề phòng nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét và lưu ý thời
kỳ cao điểm mưa bão đang đến nên phải có những biện pháp chủ động trong
ứng phó ngay từ bây giờ", ông Trần Quang Năng nhấn mạnh.
Để
tiếp tục khắc phục và chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian
tới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên
tai đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg
ngày 1.6.2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó tập trung vào việc thực
hiện nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, xác định công tác
cứu hộ là "nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình" và rà soát phương án
phòng, chống lũ, giảm ngập lụt ở hạ du.
Ban
Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban
quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra,
đánh giá công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
trước mùa mưa lũ của các ngành, địa phương; đánh giá công tác phòng,
chống thiên tai cấp tỉnh thông qua Bộ chỉ số.
Ủy
ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo nâng
cao chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn; kiểm tra
công tác phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, thực hiện quy chế ứng phó sự
cố tràn dầu, sự cố chất thải và tìm kiếm cứu nạn của một số địa phương;
chỉ đạo ứng trực, kịp thời điều động lực lượng, phương tiện của các Bộ,
ngành và địa phương ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để chủ động thích
ứng, giảm thiệt hại do thiên tai, gắn xây dựng cộng đồng an toàn trước
thiên tai với xây dựng nông thôn mới bền vững; đẩy nhanh tiến độ đầu tư,
nâng cấp, khắc phục sự cố đê điều, công trình phòng, chống thiên tai
đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; xây dựng, triển khai phương án bảo vệ
trọng điểm đê điều, hồ đập; rà soát phương án phòng, chống lũ, giảm ngập
lụt ở hạ du cho một số lưu vực sông lớn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên; phối hợp với các ngành, địa phương triển khai kiểm soát an toàn
thiên tai, xử lý vi phạm lấn chiếm lòng dẫn ảnh hưởng đến thoát lũ, gia
tăng ngập lụt nhất là các lưu vực sông miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo, kịp thời
cung cấp thông tin về tình hình thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, ứng
phó; tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai bảo đảm kịp thời,
chính xác hơn...
Cùng
với đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống
thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông
tin kịp thời cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh
lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
Các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo dõi sát tình hình dòng chảy thượng
nguồn sông Mê Công để chủ động ứng phó và điều chỉnh sản xuất phù hợp,
đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.